Môn học nguyên lý kế toán là môn học khởi đầu, vỡ lòng cho các ngành học liên quan đến kế toán. Nó được xem là lý thuyết sơ khai, làm cơ sở, nền tảng cho các môn học tiếp theo trong chuyên ngành được cho là “đầu đội sổ sách, vai mang chứng từ” – ngành kế toán này.
Vậy có cách học nguyên lý kế toán nào hiệu quả ưu việt nhất không?
Bài viết hôm nay, sinhvienkinhtequocdan.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu cách học nguyên lý kế toán hiệu quả nhất nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Review 5 địa chỉ học kế toán thực hành tốt nhất cho sinh viên
Nội dung bài viết
Cách học nguyên lý kế toán hiệu quả nhất
Nhiều bạn sinh viên nghe các “đời trước” truyền miệng lại là môn nguyên lý kế toán khó lắm, dễ “tạch” như sung rụng. Nhưng nếu các bạn học tốt môn học nguyên lý kế toán tốt thì các bạn gần như nắm chắc trong tay nền tảng của nghề kế toán.
1. Lên kế hoạch học tập khoa học – chiến lược lâu dài
Trước khi bắt tay vào một việc nào đó, ở đây điển hình là nguyên lý kế toán thì bước đầu tiên đó chính là xây dựng chiến lược học tập lâu dài. Đó là việc có kế hoạch học tập cụ thể và sắp xếp thời gian giữa các môn sao cho phù hợp với bản thân mình.
Điều khiến nhiều các bạn sợ hãi trước môn nguyên lý kế toán đó chính là sự vội vàng lao vào một lượng kiến thức đồ sộ mà không từng bước đi từ cơ bản. Chính việc học một cách phức tạp như vậy sẽ khiến nguyên lý kế toán trở thành một môn rất khó để chinh phục.
Sự khoa học trong học tập cũng như trong cuộc sống là kim chỉ nam giúp bạn thành công trên mọi lĩnh vực. Việc xây dựng cho mình một kế hoạch phù hợp là bước đầu giúp bạn thành công hơn nhiều người khác.
Từ đó, việc học nguyên lý kế toán sẽ dễ thở hơn rất nhiều!
2. Học thuộc lòng bảng hệ thống tài khoản kế toán
Cấp 1 chúng ta phải học thuộc bảng cửu chương, cấp 2 thì các hằng đẳng thức đáng nhớ, cấp 3 có bảng lượng giác, nguyên hàm, tích phân,… thì chúc mừng các bạn sinh viên kế toán sẽ có một bảng hệ thống tài khoản của môn nguyên lý kế toán cần phải thuộc lòng.
Bảng hệ thống tài khoản kế toán là nền tảng để bạn định dạng các dữ liệu. Việc thuộc lòng bảng hệ thống đó sẽ giúp các bạn có sự chuyên nghiệp, không mất thời gian tra cứu mà còn ghi được điểm tốt trong mắt của các sếp, đồng nghiệp.
Để thuận tiện trong quá trình ghi nhớ, các bạn nên học như sau:
– Thứ nhất: học cấu trúc bảng hệ thống.
Ví dụ: Có mấy loại tài khoản, loại 1 là gì? loại 2 khác gì với loại 1? … và ngoại bảng là gì?….
– Thứ hai: học những tài khoản chính trong từng loại
Lưu ý: Cần ghi chú tài khoản đầu 5 và 7 mang tính chất Nguồn vốn, tài khoản đầu 6 và 8 mang tính chất Tài sản.
- Tài khoản tài sản sẽ có đầu là 1 và 2: PS tăng ghi nợ, PS giảm ghi có
- Tài khoản nguồn vốn sẽ có đầu là 3 và 4: PS giảm ghi nợ, PS tăng ghi có
- Tài khoản doanh thu có đầu là 5 và 7: PS giảm ghi nợ, PS tăng ghi có
- Tài khoản chi phí có đầu là 6 và 8: PS tăng ghi nợ, PS giảm ghi có
– Thứ ba: Xem nội dung từng tài khoản, nếu có thể thì tham chiếu luôn những trường hợp nào thì hạch toán vào tài khoản này, tài khoản kia…
Sinh viên kinh tế quốc dân xin gợi ý cho bạn cách nhớ nhanh tài khoản cũng khá hay, đó là “Học các tài khoản theo “từng đôi” như: phải thu 131, 136, 138; phải trả 331, 336, 338. Hay là các khoản dự phòng đều kết thúc bởi số 9 : 129, 139, 159, 229… Bên cạnh đó sơ đồ chữ T cũng rất quan trọng, bạn phải nắm rõ bản chất, cách hạch toán Nợ và Có.
3. Định khoản tài khoản khi có phát sinh: rắc rối nhưng nhớ nguyên tắc sẽ thông ngay
Thứ tự khi định khoản bao gồm trình tự như sau:
- Xác định đối tượng kế toán cần định khoản.
- Nợ ghi trước và Có ghi sau. Lưu ý bạn nên ghi hết bên Nợ rồi mới sang bên Có.
- Nghiệp vụ biến động tăng (giảm) ghi mỗi mục một bên.
- Dòng ghi các mục Nợ phải so le với dòng Có.
- Cuối cùng tổng giá trị ghi bên Nợ phải bằng tổng giá trị ghi bên Có.
4. Làm thật nhiều bài tập để nhớ cách định khoản
Việc ngồi đọc rồi học thuộc nguyên lý kế toán chỉ giúp bạn ghi nhớ trong ngắn hạn chứ để nhớ một cách lâu dài thì đó quả là một cách không hay. Thay vì tốn thời gian như vậy bạn có thể làm thật nhiều bài tập để nhớ cách định khoản một cách “mưa dầm thấm lâu”.
“Học đi đôi với hành” là cách tốt nhất khi học nguyên lý kế toán bởi một môn cần nhớ rất rất nhiều tài khoản kế toán. Lấy bài tập từ các giảng viên, trên mạng hay tự mình nghĩ ra để rèn luyện là một điều cần thiết nhất.
5. Các nguyên tắc định khoản – Nhớ khi thực hành
- Ghi Nợ trước – ghi Có sau
- Nghiệp vụ tăng ghi 1 bên – Nghiệp vụ giảm ghi 1 bên
- Tổng giá trị ghi Nợ = Tổng giá trị ghi Có
- Tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn
- Tài sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng và ngược lại
- Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng trong kỳ – phát sinh giảm trong kỳ
6. Hãy luôn chăm chỉ, cần cù, thận trọng và kiên nhẫn
Với môn học nguyên lý kế toán không yêu cầu, đòi hỏi quá cao gì ở bạn mà chỉ cần bạn cần cù, cẩn thận và kiên nhẫn, chịu khó tìm tòi chứ chưa vội yêu cầu bạn phải sáng tạo, tư duy nhạy bén.
Trong kế toán, quanh quay những con số, những chứng từ và rất cần sự chính xác tuyệt đối và không được mắc sự nhầm lẫn gì ở đây. Việc nhầm một con số hay dấu phẩy sẽ khiến bạn “đi một dặm” và ngồi sửa chữa còn mệt hơn là làm lại từ đầu.
Do vậy, bí kíp học nguyên lý kế toán đã có rồi, bây giờ bạn chỉ cần thực hiện các bước trên là cơ bản đã khiến nguyên lý kế toán dần “dịu dàng, hiền lành” hơn rồi đó.
Đặc biệt, nếu bạn là người học trái ngành thì việc tham gia các khóa học nguyên lý kế toán là một điều cần thiết khi bạn là người không giỏi trong việc tự tìm hiểu thông tin.
Trên đây là cách học nguyên lý kế toán hiệu quả sinhvienkinhtequocdan.com đã giới thiệu cho các bạn học ngành kế toán. Hy vọng các bạn sẽ thành công chinh phục môn nguyên lý kế toán một cách dễ dàng nhất. Chúc các bạn đạt được điểm A+ !
Xem thêm: Top 5 địa chỉ đào tạo kế toán đáng tin cậy ở Hà Nội
quả là các thông tin bổ ích. Đọc xong mình muốn theo quá :v
Cảm ơn bạn @Papa Duki nhé, hãy theo dõi Sinhvienkinhtequocdan để đọc được những bài viết bổ ích nhé!!!