L/C Là Gì? Các Loại LC Trong Thanh Toán Quốc Tế

các loại LC

Hiện nay, trong các hoạt động mua bán quốc tế, có rất nhiều phương thức thanh toán giúp người xuất khẩu và người nhập khẩu có thể sử dụng phù hợp với loại hàng hóa hay nhu cầu của mình.

Trong đó, phương thức thanh toán bằng LC (Letter of Credit) là phương thức vô cùng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về tất cả các loại LC hiện có thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Nội dung bài viết

1. L/C là gì?

L/C (Letter of Credit – Thư tín dụng) do ngân hàng phát hành theo yêu cầu người nhập khẩu, cam kết với người xuất khẩu sẽ thanh toán tiền mua hàng đúng thời gian quy định nếu người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ.

Đây là hình thức mà ngân hàng thay mặt người nhập khẩu và đứng ra bảo lãnh thanh toán cho họ.

2. Các loại LC trong thanh toán quốc tế

a. Các loại LC phổ biến

Các loại LC phổ biến hiện nay như L/C có thể hủy ngang – không thể hủy ngang, L/C đã xác nhận, L/C đối ứng và L/C điều khoản đỏ.

b. Các loại LC đặc biệt

Các loại LC đặc biệt gồm có: L/C dự phòng, L/C tuần hoàn, L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng.

>>>> Xem thêm: Các Loại LC Trong Thanh Toán Quốc Tế 

3. Phân biệt các loại LC

các loại LC trong thanh toán quốc tế

Theo tính chất:

  • Thư tín dụng không thể hủy ngang
  • Thư tín dụng có thể hủy ngang

Theo thời gian thanh toán:

  • Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight)
  • Thư tín dụng trả chậm (Deffered L/C)

4. Ý nghĩa các loại thư tín dụng LC

Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable LC): chỉ được điều chỉnh hay hủy bỏ khi được sự đồng ý của tất cả các bên liên quan (người yêu cầu, ngân hàng mở LC và người thụ hưởng LC).

Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): Người nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người xuất khẩu.

Thư tín dụng trả ngay (LC at sight): Người xuất khẩu nhận thanh toán khi xuất trình được các chứng từ theo yêu cầu.

Thư tín dụng trả chậm (Deffered payment LC): Là phương thức thanh toán có kì hạn, trả dần dần và ngân hàng cam kết hoàn tất toàn bộ thanh toán trong thời gian quy định.

Thư tín dụng xác nhận (Confirmed LC): Được hai ngân hàng cùng cam kết trả tiền cho người thụ hưởng, nên có tính an toàn rất cao.

Thư tín dụng miễn truy đòi (Irrevocable without recourse LC): Sau khi người thụ hưởng nhận tiền thì ngân hàng phát hành L/C không có quyền đòi lại tiền trong bất cứ tình huống nào.

Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable LC): Người thụ hưởng có một lần quyền yêu cầu ngân hàng phát hành chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền cho một hoặc nhiều người. Chi phí chuyển nhượng do người thụ hưởng trả.

»»» Review Top 3 địa chỉ học kế toán tổng hợp tốt nhất Hà Nội TPHCM

Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving LC): được tuần hoàn một số lần nhất định trong thời gian được quy định khi bên xuất khẩu không muốn thiệt hại do mở LC với số tiền lớn.

Thư tín dụng giáp lưng (Back to back LC): Người thụ hưởng dùng LC yêu cầu ngân hàng phát hành một LC khác cho người thụ hưởng khác.

Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal LC): Có hiệu lực khi LC đối ứng với nó đã được mở.

Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause LC): Ngân hàng ứng trước một phần tiền cho người xuất khẩu trước khi giao hàng. Người xuất khẩu trước khi giao hàng trong một số ngày nhất định có quyền ký phát một hối phiếu trơn đòi tiền ngân hàng phát hành cùng với LC của ngân hàng cam kết hoàn lại tiền ứng trước nếu không thực hiện LC điều khoản đỏ hoặc một hối phiếu nhận nợ có ký bảo lãnh của ngân hàng.

5. Thực trạng sử dụng L/C ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đã quen thuộc với việc sử dụng L/C trong quá trình mua bán hàng hóa quốc tế.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, đôi khi vẫn có những sai sót, sự cố phát sinh dù khách quan hay chủ quan.

Có trường hợp nhằm trục lợi, kinh doanh thiếu minh bạch trong hoạt động thanh toán quốc tế đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là việc chứng từ bị làm giả hoặc gian lận chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại quốc tế tại các ngân hàng thương mại.

Các vụ việc liên quan đến vấn đề gian lận và làm giả chứng từ trong thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại quốc tế để lại những hậu quả, những tổn thất nặng nề không chỉ về mặt tài sản mà còn về cả mặt uy tín của các doanh nghiệp kinh doanh có liên quan.

Ở Việt Nam, các chứng từ bị làm giả hoặc gian lận trong hoạt động thanh toán quốc tế thường tập trung vào một số chứng từ như: vận đơn, hoá đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,…

Trong bài viết trên đây, Sinh viên kinh tế  đã cùng bạn tìm hiểu về các loại  LC trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay.

Hy vọng bài viết về các loại LC đã giúp bạn nắm rõ và lựa chọn được các loại LC thích hợp cho giao dịch mua bán quốc tế của mình. Việc lựa chọn phương thức thanh toán trong hoạt động thanh toán quốc tế là vấn đề đặc biệt quan trọng mà những người kinh doanh cần quan tâm.

Tham khảo:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *