Phương Thức Thanh Toán KC Là Gì? Các Phương Thức Thanh Toán KC

phương thức thanh toán lc là gì

Hiên nay, khi thực hiện mua bán hàng hóa cả người bán và người mua đều phải thỏa thuận và lựa chọn một phương thức thanh toán trên tờ khai hải quan phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp cả hai bên tránh được những rủi ro không đáng có.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng đang được áp dụng hiệu quả giữa các cá nhân, các đơn vị liên quan.

Nội dung bài viết

1. Phương thức thanh toán KC là gì?

Theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC đã quy định về các thông tin liên quan đến thủ tục hải quan điện tử và chế độ quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong đó, phương thức thanh toán KC là phương thức thanh toán khác (bao gồm cả thanh toán bằng hình thức TT).

2. Điều kiện thanh toán KC là gì?

Để thanh toán KC, doanh nghiệp phải sử dụng phương thức thanh toán khác ngoài những phương thức trong Thông tư 39 của Bộ Tài chính hoặc kết hợp nhiều phương thức thanh toán khác nhau.

phương thức thanh toán lc

3. Khi nào sử dụng phương thức thanh toán quốc tế KC

Phương thức thanh toán KC được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp không sử dụng bất kể phương thức thanh toán nào trong các phương thức trong Thông tư.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp kết hợp sử dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau cũng cần khai KC và có ghi chú các phương thức rõ ràng trên tờ khai.

Xem thêm: Phương thức thanh toán D/A

4. Các Phương Thức Thanh Toán KC

Phương thức ghi sổ (Open Account): Người xuất khẩu sẽ mở tài khoản ghi nợ gồm tiền hàng và dịch vụ đã cung cấp cho nhà nhập khẩu, quyết định thời hạn định kỳ thanh toán lệ phí phát sinh bằng tiền hoặc séc.

Phương thức nhờ thu (Collection): Người nhập khẩu thanh toán sau khi người xuất khẩu giao hàng và người xuất khẩu gửi chứng từ cho ngân hàng của mình để thu hộ tiền từ ngân hàng người nhập khẩu.

Phương thức thư tín dụng (Letter of credit): Là chứng từ do ngân hàng nhập khẩu phát hành cam kết trả tiền cho người xuất khẩu khi xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ.

Phương thức chuyển tiền (Remittance): Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình thông qua một ngân hàng đại lý ở nước ngoài thanh toán một số tiền nhất định cho người xuất khẩu.

5. Một số phương thức thanh toán trên tờ khai hải quan

BIENMAU (Biên mậu): Biên mậu là hoạt động thanh toán giao dịch mua bán hàng hóa của doanh nghiệp giữa các nước có chung đường biên giới được áp dụng theo quy định của hiệp định mua bán, trao đổi hàng hóa giữa vùng biên giới giữa 2 quốc gia.

D/A (Trả tiền khi nhận chứng từ): Trong trường hợp mua hàng và trả tiền sau, người nhập khẩu sẽ nhận được bộ chứng từ khi người xuất khẩu chấp nhận thanh toán hối phiếu. Khi đến hạn thanh toán, người nhập khẩu thanh toán khi người xuất khẩu gửi được hối phiếu đã ký chấp thuận.

CAD (Gửi chứng từ thanh toán ngay): Áp dụng khi người nhập khẩu đến ngân hàng để mở một tài khoản để thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu, khi người xuất khẩu đã giao đủ hàng và có chứng từ đầy đủ.

CANTRU (Cấn trừ): Hai doanh nghiệp vừa là người bán vừa là người mua. Trong quá trình mua bán, nếu một trong hai bên phát sinh giao dịch sẽ phải lập biên bản bù trừ công nợ cho nhau.

CASH (Tiền mặt): Người nhập khẩu dùng tiền mặt để trả cho người xuất khẩu. Phương thức này chỉ thường dùng khi giao dịch qua biên giới.

CHEQUE (Séc): Séc được dùng trong thanh toán nội địa và quốc tế, thường tại các nước có hệ thống ngân hàng phát triển.

DP (Nhờ thu cùng chứng từ): Khi người nhập khẩu phải trả tiền ngay, ngân hàng sẽ gửi bộ chứng từ để làm thủ tục thông quan lô hàng, sau khi hoàn tất thanh toán.

GV (Góp vốn): Khi doanh nghiệp nhận hàng hóa từ công ty mẹ.

H-D-H (Hàng đổi hàng): Hai bên dùng hàng hóa để trao đổi với nhau.

H-T-N (Hàng trả nợ): Lấy hàng sau đó thanh toán.

HPH (Hối phiếu): Hối phiếu là lệnh đòi tiền vô điều kiện, được người xuất khẩu sử dụng yêu cầu người nhập khẩu trả tiền khi đến hạn thanh toán hoặc ngay khi nhận được hàng.

KHONGTT (Không thanh toán): Áp dụng trong trường hợp người nhập khẩu cần sửa chữa hàng hóa trong thời hạn bảo hành.

L/C (Thư tín dụng): Được ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người xuất khẩu về việc thanh toán tiền hàng trong thời gian quy định.

LDDT: Là hình thức liên doanh để đầu tư

OA (Mở tài khoản thanh toán): Người xuất khẩu mở một tài khoản dùng để ghi nợ tiền hàng, dịch vụ cung cấp cho người nhập khẩu. Và người nhập khẩu sẽ thanh toán tiền theo định kỳ phát sinh trong tài khảon.

TTR (Chuyển tiền bồi hoàn bằng điện): Khi trong thư tín dụng cho phép chuyển tiền TTR, người xuất khẩu gửi bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng và nhận thanh toán ngay. Khi đó, ngân hàng sẽ thông báo đòi tiền tới ngân hàng phát hành L/C và được hoàn trả số tiền trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi ngân hàng phát hành nhận thông báo.

Trong bài chia sẻ kiến thức về phương thức thanh toán KC trong lĩnh vực xuất nhập hàng hóa, Sinh viên kinh tế đã chỉ rõ khái niệm phương thức thanh toán KC cũng như cách thức thanh toán hợp lệ trên tờ khai hải quan.

Ngoài ra, Sinh viên kinh tế cũng đã giới thiệu tới các bạn các phương thức thanh toán khác trong quá trình giao dịch quốc tế, mong rằng sẽ hữu ích giúp các bạn hoàn thành tốt công việc.

Xem thêm: 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *