Chia sẻ góc nhìn lựa chọn ngành học của cựu sinh viên NEU

Để lựa chọn được ngành học nó không đơn giản như là viết vài ba cái chữ, nộp 30k để đăng ký một nguyện vọng rồi đỗ vào một ngôi trường chỉ vì cái danh, cái mác hay chỉ vì ngôi trường đó nổi tiếng và được nhiều người thi vào…

Nó là cả chặng đường 4 năm gắn bó học đại học của các em và gắn liền với con đường định hướng sau này của chính các em. khóa học xuất nhập khẩu

Nhìn lại một chặng đường từ khi là cậu học sinh cấp 3, cho đến khi trải qua suốt quãng đường đi học và cho đến khi ra trường thì thật ra việc chọn đúng ngành nghề lúc mới vào trường sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc sau này của chúng ta.

Một vài tiêu chí mà các em có thể cân nhắc và nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể đưa ra những lựa chọn ngành học phù hợp nhất nhé (áp dụng cho mọi trường đại học).

Nội dung bài viết

Tiêu chí lựa chọn ngành học đầu tiên: Bản thân các em sau này trở thành ai ?

Ví dụ 1: Em muốn trở thành chủ tịch ⇒ em sẽ lựa chọn học các ngành nghề liên quan để trở thành chủ tịch: Ví dụ Quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, quản trị khách sạn…. (các khối ngành liên quan đến quản trị và quản lý..)

Đương nhiên là để trở thành chủ tịch thì ra trường các em vẫn phải đi làm thuê, học hỏi va chạm đủ thứ, cày thuê cuốc mướn rồi sau bao nhiêu năm mới trở thành chủ tịch được nhá

Ví dụ 2: Em muốn trở thành Youtuber ⇒ em sẽ lựa chọn các ngành nghề liên quan đến marketing, phát triển thương hiệu đa kênh, đa nền tảng ví dụ: Học báo chí, truyền thông, quản trị marketing…

Ví dụ 3: Em muốn sau này sau khi học xong về trồng rau nuôi lợn ⇒ Quản trị kinh doanh nông nghiệp có lẽ là ngành nghề phù hợp với em.

Dù thế nào, hãy xác định rõ về con đường mà các em dự định sau này sẽ trở thành là ai? định hướng tương lai công việc sau này của các em cụ thể là gì. quản lý hành chính nhân sự

Ngành học đó là gì? Học về cái gì? Học những môn học gì?

Tiếp Theo: Xác định là công việc đó gắn với ngành nghề học trên thì

⇒ Mức thu nhập trung bình khi ra trường là bao nhiêu? Tại thời điểm bây giờ nó có hot trend không? và 4 năm sau khi các em học xong nó có còn hot không? khóa học kế toán

Ví dụ: Nếu mình muốn sau này trở thành nhà môi giới bất động sản chuyên nghiệp ⇒ Học ngành: Bất động sản, ngành bất động sản tại thời điểm bây giờ có hot không? (cách đây 4,5 năm bất động sản rất hot nhưng có lẽ thời điểm bây giờ thì không còn được hot như thời điểm trước đó nữa).

Thu nhập của một Sales BĐS là bao nhiêu: Thường khi ra trường thì lương cứng không có mấy, thu nhập nếu bán được hàng có doanh số tốt thì khoảng 10 – 30 triệu cho đến 100 triệu/ tháng nhưng không bán được hàng thì chỉ khoảng 3 triệu – 5 triệu/ tháng (tính trung bình theo năm thì được khoảng 10 triệu/ tháng )

⇒ Thu nhập của sales BĐS chủ yếu theo năng lực, nỗ lực cá nhân.

Để tham khảo chính xác nhất thì các em nên hỏi han những anh chị đã ra trường, đã đi làm liên quan đến ngành nghề mà các em định lựa chọn học, sẽ có cái nhìn thực tế nhất và đầy đủ nhất (nên chọn các anh chị có trên 2 năm kinh nghiệm đi làm vì góc nhìn sẽ toàn diện hơn).

Tiêu chí thứ 3: ngành nghề đó nó có liên quan đến đam mê của mình không?

Ví dụ đam mê của em là trở thành chủ tịch trang trại nông sản mà các em lại học nghiệp vụ kế toán thì nó chẳng liên quan gì mấy. khóa học xuất nhập khẩu hà nội

Hãy cố gắng kết nối đam mê của chính các em với lại cái ngành nghề mà em lựa chọn học tập (kết nối chứ không nhất thiết là đồng bộ và giống nhau 100% nhé).

Ví dụ: đam mê của em là trở thành chủ tịch thì em học về quản trị kinh doanh ⇒ Vậy học quản trị kinh doanh thì khi ra trường có được làm sếp không?

⇒ Câu trả lời là không nhé.

Lúc các em mới ra trường các em sẽ được làm nhân viên trước. Muốn làm được sếp nguyên tắc phải làm nhân viên trước, hiểu được các công việc của nhân viên, sau đó dựa trên tố chất và năng lực quản lý được học trong quá trình đào tạo thì các em rất dễ được đề bạt và cân nhắc lên làm quản lý hơn so với những đồng nghiệp cùng cấp bậc.

Cuối cùng:

Sau khi đã lựa chọn được ngành nghề phù hợp với 3 tiêu chí lựa chọn kể trên thì các em có thể đi tìm hiểu kỹ hơn về ngành học.

NGÀNH đó học về cái gì? Đào tạo những kiến thức chuyên môn gì? Cần rèn luyện thêm những kỹ năng gì để khởi đầu thuận lợi cho việc làm sau này?

Ví dụ: Nếu các em chọn ngành Kinh doanh quốc tế chẳng hạn thì các em cần tìm hiểu thêm là ngành này học về những kiến thức gì? Sau này cần chuẩn bị thêm những kiến thức gì để hoàn thiện.

Bước này là bước bổ sung, giúp cho các em rõ hơn về ngành nghề mình sắp học, phần nào sẽ giúp các em đỡ mông lung hơn và có định hướng rõ ràng hơn trong quá trình học đại học sắp tới.

Các tiêu chí kể trên đưa ra cho các em một góc nhìn thực tế từ trải nghiệm cuộc sống đi làm thực tế của anh, hi vọng phần nào góp phần nào đó cho sự tham khảo đưa ra quyết định chọn ngành của các em phù hợp hơn.

Chúc các em có những giây phút ôn thi hiệu quả và những năm tháng cuối cấp ngọt ngào!

5/5 - (1 bình chọn)
sinhvienkinhtequocdan.com: